Lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiện, kinh tế- xã hội
Lượt xem: 1681
Vị trí địa lý: Xã Giao Xuân là một xã của huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định. Là xã vùng ven biển thuộc vùng đệm VQG Xuân Thuỷ cách trung tâm huyện 7km về phía Đông Nam. Phía Đông Bắc giáp xã Giao Lạc, phía Tây nam giáp xã Giao Hải, phía Tây Bắc giáp xã Bình Hoà và Giao Hà, phía Đông Nam giáp với biển Đông có đê biển và bờ biển dài 2,6 km. Xã Giao Xuân có diện tích đất tự nhiên là 775,54ha. Dân số tính đến năm 2010 toàn xã có 2.747 hộ với 10.353 nhân khẩu.Trong đó có 27% theo đạo Thiên chúa, còn lại là tín đồ đạo Phật.
Lịch sử hình thành làng, xã: Vùng đất Giao Xuân xưa kia là hai làng hợp nhất lại.Vùng đất thời kỳ đầu được phân chia các ấp như sau:Ấp Thanh Nhang, Ấp Lũ, Ấp Hoành Lộ, Ấp Thuỷ Nhai, Ấp Phú Ninh, Ấp Hoành Đông, Ấp Xuân Hy, Ấp Hành Thiện, Ấp Hoành Tam, Ấp Tường Nguyên. Đến năm 1941 được chính thức thành lập xã mới với hai làng Xuân Thiện và Tam Lạc.Đến năm 1947 hợp nhất hai làng Xuân Thiện và Tam Lạc lúc đầu đặt tên là Tam Thiện sau đổi lại là Xuân Lạc.Xã Xuân Lạc ra đời thống nhất lại các trại và dặt tên thành các xóm: Trại 1 ( xóm Xuân Tiến và Xuân Thọ), trại 2(xóm Xuân Hà và Xuân Nguyên), trại 3 (xóm Xuân Hoà, Xuân Sơn, Xuân Hải, Xuân Đông), trại 4(Xuân Tân, Xuân Thượng, Xuân Châu), trại 5 (Xuân Thanh, Xuân Phú, Xuân Đoài). Năm 1952 thực hiện nghị quyết của Thủ tướng chính phủ đổi tên xã.Các xã trong huyện Giao Thuỷ đều lấy chữ Giao đứng đầu, xã Xuân Lạc đổi tên thành xã Giao Xuân từ đấy. Năm 1990, Giao Xuân được Nhà nước cho thành lập trung tâm xã đặt tên là Thị Tứ nằm tại ấp Kỵ Điền trước đây.Giao Xuân đến nay có 9 xóm và 1 Thị Tứ: xóm Xuân Tiến, xóm Xuân Thọ, xóm Xuân Thắng, xóm Thị Tứ, xóm Xuân Hoành, xóm Xuân Minh, xóm Xuân Châu, xóm Xuân Tiên, xóm Xuân Phong, xóm Xuân Hùng.


Chòi canh ngao được đưa vào khai thác phục vụ du lịch (ảnh: Đinh Duy Quang)

Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội: Với đặc thù về địa lý và sự phân bố giữa các xóm dân cư liền kề nên các cụm dân cư này có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau cả về phương diện kinh tế, văn hoá xã hội. Xã có 1 nhà sứ Phú Ninh, 2 nhà thờ họ lẻ và giáo họ Tân Châu và Phú Thuỷ, hơn 80 từ đường. Giao Xuân là một xã thuần nông nên người dân chủ yếu là làm nông nghiệp, ngoài ra dân trong xã còn làm một số nghề khác như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, mộc….Những ngành này đã và đang được Đảng và Chính quyền, nhân dân quan tâm phát triển. Đặc biệt là nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản được coi là ngành mũi nhọn của địa phương.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1